Ngày 23/4/2018, tại phòng P5.13, Viện nghiên cứu xã hội & nhân văn miền núi – Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn Tây Nguyên – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số (DTTS) khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập và phát triển”.

Tham dự hội thảo, về phía Viện nghiên cứu xã hội & nhân văn miền núi – Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên có PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý – Phó viện trưởng, TS. Trần Thị Ngọc Anh – Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu và các giảng viên Khoa ngữ văn; các đại biểu tỉnh Đắk Lắk có NSƯT Vũ Lân – nhạc sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa – Nguyên trưởng đoàn ca múa dân tộc – Nguyên phó chủ tịch Hội VHNT; nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê K’đăm – UV BCH Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk Bùi Minh Thi – Sở Văn hóa TT&DL; ThS. Lý Vân Linh Niê K’đăm - Trưởng khoa văn hóa thông tin – Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk; Cô Trần Thị Minh Huệ - Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Buôn Ma Thuột; nghệ nhân Y Wôl Knul – Buôn Ko Thong – Tp.Buôn Ma Thuột.

Về phía Trường Đại học Tây Nguyên có TS. Y Tru Aliô – Phó bí thư đảng ủy – Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch Công đoàn Trường, ThS. Phạm Trọng Lượng – Trưởng phòng CTCT&HSSV, TS. Trương Thông Tuần – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV Tây Nguyên; các cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học Tây Nguyên tham dự.

Chủ trì Hội nghị

Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập và phát triển” được tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo dục và các tầng lớp xã hội. làm sáng tỏ những vấn đề về thực trạng bảo tồn và giải pháp phát huy các giá trị văn học cổ truyền của DTTS khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Văn học cổ truyền các dân tộc là di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Nó thường có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ, trường tồn trong trí nhớ và sự truyền thụ trong cộng đồng, được thể hiện đầy đủ và vẹn nguyên đời sống văn hóa của một cộng đồng người trong không gian và thời gian nhất định. Nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn học DTTS là việc làm vô cùng cần thiết khi mà những giá trị văn học, văn hóa cổ truyền luôn biến đổi và đứng trước nguy cơ phai tàn hoặc biến mất.

Bức tranh bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền khu vực Tây Nguyên còn nhiều chỗ trống cần được điền khuyết. Để điền được những chỗ trống đó cần nhiều tâm sức của những người cùng ăn, cùng ở và cùng làm của những người tâm huyết như các nhà khoa học, nghệ nhân, quần chúng nhân dân. Những người trẻ cần phải tiếp nối sợ dây tinh thần. Cần bảo tồn số nghệ nhân ít ỏi còn lại. Họ là những bảo tàng sống động rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý văn hóa, các ngành các cấp.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Y Tru Aliô – Phó bí thư đảng ủy – Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch Công đoàn Trường đã thay mặt Lãnh đạo Trường chào đón đoàn Công tác của Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đến thăm và làm việc với Trường. Hội thảo này là cơ hội tốt để thầy và trò Trường Đại học Tây Nguyên học tập, trao đổi, nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà văn, các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Đồng chí Phó hiệu trưởng mong muốn các sinh viên, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, xã hội của dân tộc mình. Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc cần có những chính sách phát triển văn hóa, ngôn ngữ... gắn liền với tiếng của dân tộc, chữ viết của dân tộc, có thể sử dụng hình thức song ngữ để phổ biến rộng rãi ở các buôn làng, khu vực người DTTS sinh sống.

TS. Y Tru Aliô – Phó bí thư đảng ủy – Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch Công đoàn Trường phát biểu tại Hội nghị

Tại hội thảo có 06 tham luận luận được trình bày: “Định hướng giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển” – TS. Trần thị Ngọc Anh – Viện NCXH&NVMN – chủ nhiệm chương trình nghiên cứu; “Còn không văn học cổ truyền Tây Nguyên” – Nhà văn Linh Nga Niê K’đăm; “Phát huy các giá trị các thể loại văn học cổ truyền M’nông vào cuộc sống đương đại” – TS. Trương Thông Tuần – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV Tây Nguyên; “Nghệ nhân hát kể Ot Ndrong và giá trị của sử thi trong đời sống cộng đồng dân tộc M’nông”- TS. Triệu Văn Thịnh – Trường Đại học Tây Nguyên; “Văn học cổ truyền DTTS và việc phát triển năng lực tiếp nhận văn học cho học sinh DTTS ở trường phổ thông” – PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy – Trưởng bộ môn phương pháp giảng dạy Ngữ văn – Khoa ngữ văn – ĐHSP Thái Nguyên; “Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số nhìn từ hoạt động xuất bản” – TS. Ngô Thu Trang – Giảng viên Khoa Ngữ văn – ĐHSP Thái Nguyên.

Hội thảo đã tập trung bàn đến vấn đề thực trạng bảo tồn, phát huy các gía trị văn học cổ truyền của các DTTS khu vực Tây Nguyên chủ yếu trong thời gian từ năm 1975 đến nay. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay và định hướng phát triển, vừa có ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa trước mắt để đáp ứng như cầu thực tế hiện nay. Toàn thể Đại biểu tham dự Hội thảo và Ban chủ nhiệm đề tài hy vọng nội dung nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở khoa học và thực tiển để Nhà nước hoạch định chính sách sát hợp thực tiễn, tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên.

Một số hình ảnh tại hội thảo

Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê K’đăm – UV BCH Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trình bày tham luận: “Còn không văn học cổ truyền Tây Nguyên”

TS. Trần Thị Ngọc Anh – Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu và các giảng viên Khoa ngữ văn trình bày tham luận: : “Định hướng giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển”

TS. Trương Thông Tuần – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu KHXH&NV Tây Nguyên trình bày tham luận: “Phát huy các giá trị các thể loại văn học cổ truyền M’nông vào cuộc sống đương đại”.

Nghệ nhân Y Wôl Knul – Buôn Ko Thong – Tp.Buôn Ma Thuột hát một đoạn sử thi “Khan Dam MDrong”

Toàn cảnh Hội thảo

Trung tâm Thông tin