Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

567 Lê Duẩn- Tp. Buôn Ma Thuột

 Tel: 0262.3853274  Email: Khoakinhte@ttn.edu.vn

  1. 1.    Giới thiệu

Khoa Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 91/TCCB ngày 21/02/1997 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, là đơn vị đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành kinh tế, kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát triển, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, tài chính-ngân hàng, kế toán, kiểm toán và luật kinh doanh theo tiêu chí chất lượng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên cũng như cả nước. Mục tiêu của Khoa là “trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn có uy tín trong lĩnh vực luật kinh doanh, kinh tế, quản lý, tài chính và ngân hàng ở Tây Nguyên với trình độ và chất lượng theo kịp các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và khu vực”.

Khoa Kinh tế là khoa đào tạo có quy mô lớn của Trường Đại học Tây Nguyên, theo hướng đa ngành, đa cấp bậc và đa loại hình đào tạo. Tính đến tháng 12/2023, Khoa có 47 viên chức (trong đó có 45 giảng viên). Về trình độ chuyên môn, Khoa có 02 giảng viên cao cấp, 28 giảng viên chính, 14 tiến sĩ, 32 thạc sỹ và 01 cử nhân. Ngoài ra, Khoa còn có 1 PGS, 5 tiến sĩ và 5 thạc sĩ đang giữ vị trí lãnh đạo và kiêm nhiệm ở các phòng ban. Khoa được tổ chức thành 06 bộ môn, bao gồm Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Thông tin kinh tế và Luật kinh doanh. Khoa đã đào tạo được hơn 20.000 sinh viên bậc đại học hệ chính qui, hơn 5.000 học viên hệ vừa làm vừa học, hơn 300 học viên sau đại học và nhiều học viên hệ đào tạo ngắn hạn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt suất sắc và giỏi chiếm khoảng 20%. Nhiều sinh viên ra trường đã giữ các vị trí cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện và xã ở các tỉnh Tây Nguyên.

                

  Cán bộ khoa Kinh tế

  1. 1.     Các bậc đào tạo và loại hình đào tạo của Khoa:

            - Đào tạo đại học

 

STT

 

Ngành đào tạo

 

Chính quy

Vừa làm vừa học

Đại học

Liên thông

1

Quản trị kinh doanh

x

x

x

2

Kế toán

x

x

x

3

Tài chính Ngân hàng

x

x

x

4

Kinh tế nông nghiệp

x

x

 

5

Kinh tế

x

 

 

6

Kế toán - Kiểm toán

x

 

 

7

Kinh doanh thương mại

x

 

 

8

Kinh tế phát triển

x

 

 

-      Đào tạo sau đại học

STT

Ngành đào tạo

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Kinh tế nông nghiệp

x

x

2

Quản lý kinh tế

x

 

-      Đào tạo ngắn hạn: Kế toán trưởng, Thực hành kê khai báo cáo thuế, Thực hành kế toán.

-      Ngoài ra, Khoa Kinh tế còn đào tạo và tập huấn theo nhu cầu cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh và các tỉnh lân cận.

  1. 2.    Nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Kinh tế theo hai hướng: ứng dụng và lý thuyết.

Hướng ứng dụng: các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kinh tế hộ, trang trại; SMEs và HTX; Marketing; Chính sách nông thôn; Kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường; Kế toán, kiểm toán; Tài chính vi mô, hệ thống tài chính trong nông thôn; Luật kinh tế.

Hướng lý thuyết: các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm mô hình lý thuyết, mô hình kinh tế lượng, kiểm định các lý thuyết với số liệu thực tiễn.

Trong giai đoạn 5 năm (2019 - 2023), các giảng viên Khoa Kinh tế đã chủ trỉ thực hiện đề tài các cấp, bao gồm:

- 01 đề tài cấp Nhà nước;

- 09 đề tài cấp Bộ/Tỉnh;

- 66 đề tài cấp cơ sở, trong đó:

      + 04 đề tài cơ sở trọng điểm

      + 36 đề tài cơ sở giảng viên

      + 26 đề tài cơ sở sinh viên

- Công bố 218 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, trong đó có 70 bài đăng trên các tạp chí quốc tế riêng số bài ISI/Scopus là 55 bài);

- 90 bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế, trong đó có 25 bài hội thảo quốc tế.