Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

   

       Phát triển nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đặc biệt là góp phần thực hiện thành công mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung cũng như Tây Nguyên và đặc biệt trên địa bàn Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ nghèo ở huyện Lắk chủ yếu là cây ngắn ngày trong đó lúa nước là cây trồng có diện tích lớn nhất. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng chưa cao do nhiều nguyên nhân như thiếu các nguồn lực để đầu tư sản xuất. Các loại vật nuôi đa dạng với số lượng đàn gia súc gia cầm khá lớn góp phần phát triển kinh tế của hộ.

       Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với giảm nghèo trên địa bàn huyện Lắk những năm quan chịu ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, yếu tố nguồn lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ nghèo, yếu tố cơ sở hạ tầng nông thôn, yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra và nhóm yếu tố chính sách; trong đó nhóm yếu tố chính sách đóng vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó, các yếu tố về nội lực đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ nghèo cả về số lượng lẫn chất lượng; có tính chất quyết định đến việc thoát nghèo, tái sinh nghèo và nghèo phát sinh.

       Để phát triển nông nghiệp gắn với giả nghèo ở huyện Lắk, Đắk Lắk trong thời gian tới, một số giải pháp được đề xuất bao gồm: (1) Phát huy tiềm năng sẵn có của điều kiện tự nhiên; đồng thời có kế hoạch cụ thể để hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp; (2) Tăng cường các yếu tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; (3) đầu tư nâng cấp và hiện đại cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp; (4) mở rộng và củng cố hệ thống cung ứng vật tư đầu vào và thu mua nông sản đầu ra và (5) tiếp tục thực hiện chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp. Những nhóm giải pháp này mang tính chất hỗ trợ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Tuy nhiên thành công của công tác giảm nghèo phụ thuộc rất lớn vào việc gai tăng các yếu tố nguồn lực cho nhóm hộ nghèo nhằm phát triển sản nông nghiệp.

                                                                                                          TS. Dương Thị Ái Nhi