Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Sáng ngày 24/4/2018, tại phòng P7.2, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức Hội thảo Cập nhật chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 08.62.01.15

Tham gia hội thảo, về phía khách mời có TS. Phan Xuân Lĩnh - Ban kiểm tra Tỉnh uỷ Đắk Lắk, TS. Phạm Thế Trịnh - Sở KH và CN, ThS. Trần Văn Tuyến - Đảng uỷ xã Ea Knuec - huyện Krông Pắc, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch - Sở KH và ĐT tỉnh Đắk Nông, đồng chí Trần Hồng Nhật - Trung tâm Phát triển cộng đồng, ThS. Nguyễn Tấn Vũ – Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ; Về phía Trường Đại học Tây Nguyên có PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Võ Văn Viên - Phó phòng Đào tạo sau đại học, TS. Lê Thế Phiệt - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, PGS.TS. Lê Đức Niêm – Trưởng khoa Kinh tế, TS. Nguyễn Thị Hải Yến – Phó trưởng khoa Kinh tế, các cán bộ giảng dạy chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp về kinh tế nông nghiệp; Có năng lực làm việc nhóm, sáng tạo; Có khả năng phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các khu vực và các tổ chức kinh tế nông nghiệp và nông thôn; Phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; Ứng dụng có hiệu quả kiến thức ngành Kinh tế nông nghiệp vào thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức kinh tế. Ngoài ra, người học có thể học bổ sung một số kiến thức theo yêu cầu của Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trước những thách thức của ngành giáo dục đại học đặt ra hiện nay, nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Khoa Kinh tế đã kịp thời thảo luận và đưa ra một chương trình đào tạo mới phù hợp với chuẩn đầu ra sau:

Về kiến thức: Nâng cao nhận thức và vận dụng cơ sở lý luận triết học vào thực tiễn công việc thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và thực hiện đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Vận dụng được các nguyên lý kinh tế để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong các vấn đề về kinh tế nông nghiệp; Vận dụng được kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp xử lý và phân tích số liệu để tổ chức thực hiện nghiên cứu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp để: Quản lí bền vững các nguồn lực trong phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, Tăng cường hiệu quả quản lý và ra quyết định đúng trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, Phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng, thẩm định, đánh giá và tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Về kỹ năng: Có kỹ năng làm việc nhóm, sáng tạo; phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý trong các lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn; Tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Học viên tự chủ, có thái độ tích cực trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức chuyên môn vào lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Có đạo đức nghề nghiệp tốt và đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội khác trong lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp, nông thôn.

Năng lực ngoại ngữ: Đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó bí thư Đảng ủy – Phó hiệu trưởng Nhà trường đã nhấn mạnh: “Cập nhật chương trình đào tạo trình độ sau đại học là một hoạt động định kỳ hai năm một lần, nhằm đổi mới chương trình đào tạo, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Cập nhật để phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục hiện nay, bên cạnh học hỏi kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học trong nước và nước ngoài để đáp ứng tốt nhất nhu nguồn lao động chất lượng cao tại Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời hoàn thiện chương trình đào tạo nâng cao thương hiệu của Trường Đại học Tây Nguyên trong cả nước”.

Chủ trì Hội nghị

PGS.TS. Lê Đức Niêm – Trưởng khoa Kinh tế phát biểu tại hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Trung tâm Thông tin