Ngày 21/6, tại tòa Nhà điều hành, Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Phát tiển chăn nuôi bền vững tại Tây Nguyên – Cơ hội và thách thức”.
Hội thảo có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, cơ quan quản lý, chi cục thú y, hội/hiệp hội, cơ quan nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong cả nước. Bên cạnh đó còn có 16 công ty là nhà tài trợ cho Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Tây Nguyên là vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, có tiềm năng phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Tính đến năm 2023, tổng đàn lợn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên khoảng 2,7 triệu con. Tăng 75,32% so với 2018 (1,54 triệu con), trong đó Đắk Lắk là tỉnh có tổng đàn lợn chiếm gần 50% so với cả khu vực. Ngành chăn nuôi lợn tại Tây Nguyên đã được áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến và trở thành ngành sản xuất hàng hoá mang lại thu nhập và cải thiện kinh tế cho người chăn nuôi.
Chủ trì Hội thảo
Hiện nay, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn với nhiều yếu tố như: môi trường, dịch bệnh, thị trường giá cả. Hội thảo là cơ hội giúp cho các công ty, doanh nghiệp và người dân nắm bắt được thông tin về thực trạng, cơ hội, thách thức của ngành chăn nuôi lợn; dịch bệnh, cách phục hồi và tái đàn sau dịch bệnh. Từ đó có những chính sách cụ thể về định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn bền vững tại Tây Nguyên đó là: cần xây dựng quy hoạch và đảm bảo an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi, phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi và theo hướng kinh tế tuần hoàn, tạo các sản phẩm đặc sản/khác biệt.
PGS.TS Trần Quang Hạnh phát biểu khai mạc hội thảo
Tại Hội thảo có 11 tham luận được trình bày, nội dung chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực trong chăn nuôi lợn như: tính bền vững, sức khỏe, dinh dưỡng, quản lý, di truyền và sinh sản.
GS.TS. Vũ Đình Tôn trình bày tham luận tại Hội nghị
Ths. Nguyễn Đức Điện – Trường Đại học Tây Nguyên - Đơn vị chủ trì trình bày tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã thẳng thắn trao đổi những hạn chế, vướng mắc, những trăn trở, suy nghĩ và đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy ngành chăn nuôi tại Tây Nguyên. Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học sẽ góp phần rất lớn trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi bền vững tại Tây Nguyên, từ đó nâng cao hơn nữa đời sống kinh tế cho bà con ngành chăn nuôi lợn tại khu vực Tây Nguyên.
Ban tổ chức tặng hoa và quà lưu niệm cho các diễn giả
Ban tổ chức tặng hoa và quà lưu niệm cho các diễn giả
Ban tổ chức tặng hoa và quà lưu niệm cho Nhà Tài trợ
Phòng Truyền thông và TVTS
ONLINE
We have 5050 guests and no members online