Phòng Tổ chức Cán bộ

BIÊN BẢN

HỘI THẢO KHOA HỌC (SINH HOẠT HỌC THUẬT)

 

1. Thành phần, thời gian và địa điểm

1.1. Thành phần:

            - Chủ trì: TS. Nguyễn Văn Hoá, Chủ nhiệm đề tài

            - Thư ký: ThS. Đặng Thị Thu Vân, giảng viên bộ môn TTKT

            - Giảng viên Khoa Kinh tế.

1.2. Thời gian và địa điểm

            Thời gian: 8h00 ngày 18/11/2023;

            Địa điểm: VP khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

2. Nội dung

            Tổ chức góp ý cho đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2023 với tên đề tài như sau: “Đánh giá tác động của lũ lụt đến kinh tế hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do TS. Nguyễn Văn Hoá, chủ nhiệm.

2.1. Tính cấp thiết, mục tiêu và nội dung nghiên cứu

            Tác giả đã nêu được tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu phù hợp.

2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

            Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu cũng như tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan.

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu các vấn đề lý luận về kinh tế nông hộ, lũ lụt và một số nội dung liên quan; Tình hiểu một số thông tin về lũ lụt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Tìm hiểu về tác động của lũ lụt và các yếu tố đầu vào thu nhập và đời sống của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Đề xuất một số gợi ý chính sách, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tác động của lũ lụt, thiên tai và một số yếu tố khác đến thu nhập và đời sống của nông hộ trong vùng chịu sảnh hưởng bởi lũ lụt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .Phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 

2.4. Kết quả nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, đề tài đã khảo sát 400 mẫu là các hộ nông dân thuộc bốn thôn buôn của bốn xã trên địa bàn bốn huyện trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt

Bằng phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb- Douglas cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt theo thứ tự quan trọng gồm: (1) Lao động, (2) Tổng chi cho hoạt động sản xuất và chi cho tiêu dùng; (3) Tổng chi cho đầu tư và phòng chống lũ lụt; (4) Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi lũ lụt; (5) Tiền vay bổ sung vốn cho sản xuất của hộ.

Bên cạnh đó, bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo qui mô (TEVRS), hiệu quả kỹ thuật không thay đổi theo qui mô (TECRS) và hiệu quả theo qui mô (SE) của các hộ nông dân trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả của các hộ nông dân có sự khác biệt theo khu vực, tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi lũ, tổng chi phí đầu tư phòng và chống lũ lụt, cảnh báo về lũ lụt.

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo qui mô,  tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm ứng phó tốt với lũ lụt, nâng cao thu nhập và cải thiện hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo qui mô cho hộ nông dân ở vùng chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt. Một số giải pháp, gợi ý chính sách được đề cập đến liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, sự quan tâm của các cấp chính quyền về tạo điều kiện vật chất cũng như đầu tư thích đáng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt công tác cảnh báo về lũ lụt.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã thể hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu.

2.5. Định dạng, trình bày báo cáo kết quả

Nhìn chung báo cáo kết quả được định dạng và trình bày đúng quy định, tuy nhiên tác giả cần chú ý một số lỗi trong trình bày báo cáo.

Các ý kiến góp ý:

- Ý kiến 1: Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật, chính tả.

- Ý kiến 2: Bố cục đề tài đúng quy định chung của nhà trường.

3. Kết luận: Báo cáo kết quả đạt yêu cầu, tiến hành đúng tiến độ và gắn với thuyết minh được phê duyệt.