Vinaora Nivo Slider 3.x

I. Lịch sử hình thành và phát triển

II. Chức năng, nhiệm vụ

Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở vững; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học làm chủ được các kỹ thuật xét nghiệm thuộc các lĩnh vực: Vi sinh, Ký sinh trùng, Hóa sinh, Huyết học truyền máu, Miễn dịch và Giải phẫu bệnh; có khả năng tự học vươn lên, cập nhật nâng cao trình độ. Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Tên chương trình: Cử nhân Kỹ thuật Xét nghiệm y học

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Cử nhân Kỹ thuật Xét nghiệm y học. Mã số: 52720332

Hình thức đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở vững; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học làm chủ được các kỹ thuật xét nghiệm thuộc các lĩnh vực: Vi sinh, Ký sinh trùng, Hóa sinh, Huyết học truyền máu, Miễn dịch và Giải phẫu bệnh; có khả năng tự học vươn lên, cập nhật nâng cao trình độ. Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Về kiến thức

- Có kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở làm nền tảng cho xét nghiệm y học;

- Giải thích được nguyên lý và cơ chế của các xét nghiệm thông thường;

- Hiểu biết nguyên lý, cơ chế của các kỹ thuật, vận dụng nguyên lý, kỹ thuật-công nghệ trong thực hành kỹ thuật;

- Biết vận dụng phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học;

- Có hiểu biết về pháp luật, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

1.2.2 Về kỹ năng, thái độ

- Làm được thành thạo các kỹ thuật; giải thích nguyên lý, cơ chế liên quan đến kết quả của kỹ thuật;

- Chỉ đạo việc thực hiện các kỹ thuật tại cộng đồng và tuyến dưới;

- Đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng của phòng thí nghiệm, của các kỹ thuật;

- Tổ chức hợp lý phòng thí nghiệm, quản lý tốt phòng thí nghiệm y sinh học ở mức tuyến tỉnh;

- Sử dụng bảo quản trang thiết bị, máy móc của phòng thí nghiệm;

- Sử dụng, pha chế bảo quản được các dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử môi trường, sinh phẩm, bộ kit chuyên dụng trong các lĩnh vực chuyên khoa;

- Tham gia đào tạo, tự đào tạo, nghiên cứu khoa học;

- Làm được các xét nghiệm Huyết học - Truyền máu, Hóa sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Miễn dịch, Tế bào và Giải phẫu bệnh.

- Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; hết lòng phục vụ người bệnh, tôn  trọng lắng nghe ý kiến nhu cầu của người bệnh;

- Khiêm tốn, tôn trọng chân thành hợp tác với các bác sỹ, dược sỹ và đồng nghiệp;

- Trung thực, khách quan, cẩn trọng trong thực hành kỹ thuật, có tinh thần học tập vươn lên.

1.2.3 Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân xét nghiệm y học có khả năng làm việc trong các cơ sở Khám chữa bệnh ở các tuyến trung ương, Tỉnh, Huyện, Cộng đồng, cơ sở đào tạo cán bộ Y tế nói chung, và các cơ sở Y tế trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh Miền Trung nói riêng.

1.2.4 Trình độ Ngoại ngữ, Tin học: Chứng chỉ tiếng Anh B1 theo khung tham chiếu Châu Âu do trường Đại học Tây Nguyên Cấp

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 142 tín chỉ (Chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh, 11 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Áp dụng “Quy chế học vụ Đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH ngày 11/4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên thực hiện Quy chế 43 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT về đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ giáo dục và Đào tạo.

6. Thang điểm: Thực hiện theo Điều 22 và Điều 23 “Quy chế học vụ Đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH ngày 11/4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên.

 

ThS. BS Trịnh Ngọc Thảo Vy

 Trưởng Bộ Môn

ThS BS Lê Hồng Thủy, phó bộ môn

IV. Đội ngũ cán bộ của bộ môn

STT

Họ và tên

Học vị - Chức vụ

Email

1

Lê Hồng Thủy

ThS BS, phó bộ môn

Lehongthuyy07b@gmail.com

2

Nguyễn Thị Vân Dung

Dược sĩ đại học

Vandung1104@gmail.com

3

Trịnh Ngọc Thảo Vy

ThS BS, trưởng bộ môn

trinhngocthaovy@gmail.com

4

Lê Thị Kim Quyên

ThS

 

5

Phan Hoàng Thái Bảo

 ThS  

6

Trần Thị Thu Hiền

CN KTXN Yhọc  

7

Trịnh Duy Linh

KTV Hóa Sinh  

8

Võ Trần Hoàng Việt

KTV  

9

Hoàng Thị Tuyết

CN Xét nghiệm, KTV  

10

Trương Hoàng Sơn

ThS  
11 Trần Văn Tuấn CN Xét nghiệm