Vinaora Nivo Slider 3.x

I. Lịch sử hình thành và phát triển

   Bộ môn liên chuyên khoa Nội 2 được thành lập vào đầu tháng 10 năm 2016. Hiện tại Bộ môn liên chuyên khoa Nội 2 bao gồm 3 Phân môn: Thần Kinh, Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Số lượng các giảng viên cơ hữu lần lượt tương ứng với 3 Phân môn kể trên là 2, 3, và 2. Trong đó, có 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 1 BS CK1, 1 bác sĩ. 

II. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng:

   Cùng với các Bộ môn khác của Khoa Y Dược, Bộ môn liên chuyên khoa nội 2 có chức năng đào tạo Bác sĩ chuyên khoa 1 Nội Tổng quát, Bác sĩ đa khoa hệ chính quy 6 năm, Bác sĩ hệ liên thông 4 năm, Cử nhân điều dưỡng chính quy và Cử nhân điều dưỡng hệ vừa làm vừa học theo sứ mệnh chung của Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Bộ môn còn có chức năng: Khám bệnh, điều trị và tư vấn phòng bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên, và nghiên cứu khoa học.

2. Nhiệm vụ

   - Giảng dạy lý thuyết và lâm sàng các Môn học: Thần kinh, Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng cho Học viên chuyên khoa 1 Nội tổng quát, Sinh viên ngành Y đa khoa năm thứ 5, ngành Y liên thông năm thứ  3, và Cử nhân điều dưỡng năm thứ 4.

   - Tham gia nghiên cứu khoa học (chủ yếu là những nghiên cứu ứng dụng) dựa trên những định hướng nghiên cứu của Khoa Y Dược, của Bộ môn.

   - Tham gia khám, điều trị và tư vấn dự phòng bệnh tại Phòng khám Chuyên khoa (Khám chuyên khoa Thần kinh) và Khoa Đông y - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên.

   - Quản lý cán bộ giảng dạy và học viên, sinh viên các chuyên ngành thuộc Bộ môn theo phân cấp của Khoa Y Dược. Đồng thời, tham gia quản lý nội dung, chất lượng, và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.

   - Tổ chức biên soạn sách, giáo trình, và bài giảng cho từng Môn học phù hợp theo khung chương trình đào tạo và nhu cầu thực tiễn.

III. Lãnh đạo bộ môn

BS. CK1 Nguyễn Thị Bích Thủy
Trưởng Bộ Môn

BS. Đặng Thị Xuyến
Phó Bộ Môn

IV. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn liên chuyên khoa hệ Nội 2

TT

Họ và tên

Năm sinh

Học vị, 

chức vụ

Chuyên ngành

Phân môn

1

Nguyễn Nhựt Hùng

1964

ThS BS

Y học cổ truyền

Y học cổ truyền

2

Nguyễn Thị Bích Thủy

1973

BS CK1

PHCN

PHCN

3

Đinh Hữu Hùng

1975

TS BS, Phó trưởng khoa.

 

Thần kinh

Thần kinh

4

Đặng Thị Xuyến

1987

ThSBS, Phó BM

ThS Bác sĩ 

PHCN

5

Tào Thị Hoa

1989

ThSBS

ThS Bác sĩ đa khoa

Thần kinh

6

Trương Thị Ánh Linh

1992

BS

ThS Bác sĩ Y học cổ truyền

Y học cổ truyền

7

 

Lê Thị Mơ

 1988  ThS BS

BS y học cổ truyền

 

8

 

Nguyễn Đức Minh Dũng

 1996 BS

Phục hồi chức năng

 

9

 

Nguyễn Thị Ngọc

1997 BS

Nội thàn kinh

 

V. Hoạt động đào tạo:

   Tham gia tích cực, có trách nhiệm vào công tác giảng dạy lý thuyết và lâm sàng các Môn học: Thần kinh, Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng cho các đối tượng: Học viên chuyên khoa 1 Nội tổng quát, Sinh viên ngành Y đa khoa năm thứ 5, ngành Y liên thông năm thứ  3, và cử nhân điều dưỡng năm thứ 4.

VI. Hoạt động nghiên cứu khoa học

   Song song với các nhiệm vụ quan trọng khác như giảng dạy và khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên, Bộ môn cũng đã và đang tiến hành thực hiện một số đề tài khoa học có ý nghĩa thực tiễn, góp phần không nhỏ vào công tác giảng dạy và điều trị bệnh nhân trên lâm sàng. Trong đó, các vấn đề đã và đang nghiên cứu:

   1. Đặc điểm lâm sàng và một số cận lâm sàng của đột quỵ não.

   2. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não nói chung và của nhồi máu não nói riêng.

   3. Vai trò của hs-CRP (Protein phản ứng C siêu nhạy), một dấu ấn viêm, đối với các bệnh lý mạch máu nguy hiểm trên lâm sàng như nhồi máu não, hội chứng vành cấp.

   4. Nguy cơ tái phát sớm và muộn sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.

   5. Một số yếu tố dự báo nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.

   6. Dự hậu chức năng sau đột quỵ não.

   7. Đau (trung ương và ngoại biên) sau đột quỵ não.

   8. Tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não.

   9. Nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não ở người dân trong cộng đồng nói chung và ở những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ não nói riêng (tăng huyết áp, đái tháo đường).

   10. Tình hình tử vong do đột quỵ não.

   11. Đánh giá tác dụng của bài thuốc đại tần giao thang gia giảm kết hợp với điện châm điều trị liệt mặt ngoại biên.

   12. Vai trò của châm cứu trong một số bệnh lý thần kinh: liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não (đột quỵ não).

VII. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học

   1. Định hướng đào tạo:

   - Đào tạo các lớp chuyên khoa định hướng về chuyên ngành Thần Kinh, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền.

   - Đào tạo ngắn hạn về điện não đồ trong thực hành lâm sàng.

   - Phối hợp với Bộ môn Nội, đào tạo cao học Nội khoa, chuyên khoa 2 Nội khoa.

   - Liên kết với Bộ môn Thần kinh của các Trường Đại học Y trên cả nước để đào tạo chuyên khoa 1 Thần Kinh, Cao học Thần kinh.

   2. Định hướng nghiên cứu khoa học:

  + Phát huy tối đa tinh thần và vai trò của mỗi giảng viên đối với công tác nghiên cứu khoa học trong Y khoa.

   + Liên kết hiệu quả giữa các phân môn để tạo nhóm nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện được một số đề tài khoa học trọng điểm, đề tài khoa học cấp Tỉnh/Bộ.

   + Hướng nghiên cứu sắp tới: Dịch tễ học đột quỵ não; Vai trò của các yếu tố nguy cơ đột quỵ não, đặc biệt là những yếu tố nguy cơ đột quỵ mới được xác định gần đây; Dịch tễ học đau đầu; Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân động kinh, bệnh nhân đột quỵ và đau đầu mạn tính,…; Tình hình quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh; Vai trò của Đông Tây y kết hợp trong điều trị một số bệnh lý thần kinh; Phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân đột quỵ não; Vai trò của vật lý trị liệu trong điều trị đau sau đột quỵ não và một số bệnh tủy sống, thần kinh ngoại biên,…