Vinaora Nivo Slider 3.x

I. Quá trình hình thành và phát triển bộ môn

   Bộ môn Ngoại - Sản - Ký sinh được thành lập từ năm 2015, trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Thú y chuyên ngành và bộ môn cơ sở thú y (được hình thành từ năm 1999).

   Đội ngũ cán bộ của bộ môn Ngoại - Sản - Ký sinhcó 8 cán bộ, gồm 1  Phó giáo sư, 4 thạc sĩ và 1 bác sĩ và 2 cử nhân, trong đó 1 cán bộ đang là nghiên cứu sinh tại nước ngoài và 1 cán bộ đang học cao học nước ngoài.

Đến năm 2023 bộ môn Ngoại-Sản-Ký sinh nhập vào bộ môn Nội-Nhiễm thành bộ môn Thú y Chuyên ngành

II. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng:

   Tổ chức, thực hiện các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ Đại học, cao Đẳng và sau đại học về Thú y, Chăn nuôi

2. Nhiệm vụ:

   Giảng dạy: Tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác có liên quan ở trình độ Cao đẳng, Đại học và sau đại học cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của vùng tam giác phát triển Lào – Việt Nam – Cam pu Chia.

   Nghiên cứu khoa học: Tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực thú y.

III. Đội ngũ cán bộ của bộ môn

ThS. Lương Huỳnh Việt Thắng
Trưởng bộ môn

 

STT

Họ và tên

Chức vụ

Lãnh vực giảng dạy

Ghi chú

1

ThS. Lương Huỳnh Việt Thắng

vietthang.taynguyenuni@gmail.com

Trưởng bộ môn

Sản khoa

 

 2

PGS.TS. Nguyễn Văn Diên

Dienparasite@yahoo.com

Trưởng khoa, GVCC

Ký sinh trùng

 

3

TS. Nguyễn Ngọc Đỉnh

ngocn4@student.unimelb.edu.au

GVC

Ngoại khoa

 

 

4

ThS. Nguyễn Văn Thái

nguyenvanthai.dhtn@gmail.com

Giảng viên

Vi sinh &

Miễn dịch

 

5

ThS. Nguyễn Văn Trọng

nvtrongdhtn@gmail.com

GVC

Ký sinh trùng

 

6

ThS. Nguyễn Quốc Hiếu

nguyenhieu272@gmail.com

Giảng viên

Chẩn đoán

 

7

KS. Mai Thị Thu Hiền

hienmaidhtn@gmail.com

Kỹ thuật viên

 

 

8

ThS. Ngô Thị Kim Chi

kimchidhtn@gmail.com

Trợ lý khoa

 

 

IV. Hoạt động đào tạo

   Bộ môn hiện nay đảm nhận giảng dạy chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi; trình độ Cao học, Đại học, Cao đẳng; hệ chính qui và hệ VLVH; Với các học phần như: Ký sinh trùng, Sản khoa, Ngoại khoa, Vi sinh vật, Chẩn đoán bệnh gia súc. Tổ chức các đợt thực tập giáo trình thú y.

V. Hoạt động nghiên cứu khoa học

   Bộ môn đã và đang triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp: nghiên cứu các bệnh ở gia súc, gia cầm; Chuyển giao khoa học kỹ thuật về phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh; tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y cho nông hộ, trang trại...

VI. Hướng phát triển trong thời gian tới

   Chú trọng nâng cao trình độ cho giảng viên trong bộ môn. Tăng cường hợp tác Quốc tế, Hoàn thành viết bài giảng và giáo trình cho từng môn học theo tín chỉ; Tham gia nghiên cứu khoa học các cấp, dự án, tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn.

VII. Một số hoạt động nổi bật của bộ môn

a. Hoạt động thực tập thực tế của bộ môn

   Thực tập thực tế chuyên môn được thực hiện vào học kì 8 năm 4 đối với các lớp Thú y, và học kỳ 6 đối với lớp Cao đẳng chăn nuôi. Đây là cơ hội để sinh viên ngành Chăn nuôi Thú y tiếp cận với thực tế với công tác chăn nuôi thú y tại địa phương, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý thú y, đem những kiến thức đã được học tại trường vận dụng vào thực tế, đồng thời tiếp cận được với các dây chuyền sản xuất thuốc thú y hiện đại, cùng những trang thiết bị mới phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các bạn sinh viên có dịp được gắn bó, hiểu hơn về nhau, được cùng nhau trải nghiệm chuyến hành trình với những kỉ niệm đẹp, được cùng nhau học tập, sinh hoạt, vui chơi.

   Qua những chuyến đi thực tế, các bạn sinh viên được giới thiệu, tham quan dây chuyền sản xuất vaccine tại Phân viên thú y miền Trung - Nha Trang, cơ quan Thú y vùng V, Chi cục thú y, trạm thú y, các cơ sở chăn nuôi, cơ sở thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc...

ĐI TỚI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI VÀ THUỐC THÚ Y

THỰC TẬP KHÁM LÂM SÀNG TẠI TRƯỜNG