Vinaora Nivo Slider 3.x

Ngày 18 tháng 8, Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức lớp tập huấn Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho viên chức, sinh viên và học sinh của trường.

PGS.TS. Lê Đức Niêm - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại lớp tập huấn

Phát biểu tại lớp tập huấn, PGS.TS. Lê Đức Niêm - Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ rằng thông qua việc tổ chức lớp tập huấn, Nhà trường mong muốn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị cho viên chức, học sinh và sinh viên kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là giúp hình thành và thực hiện các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có giá trị, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

PGS.TS. Lê Đức Niêm tặng hoa cho 2 giảng viên lớp tập huấn: ThS. GVC. Nguyễn Thị Thảo và ThS. Lương Thị Thúy Anh

Lớp tập huấn được giảng dạy bởi ThS. GVC. Nguyễn Thị Thảo và ThS. Lương Thị Thúy Anh. Hai giảng viên chia sẻ về khái niệm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, quá trình tạo ra ý tưởng, xây dựng và hoàn thiện dự án khởi nghiệp, đồng thời giải đáp những vướng mắc, đưa ra lời khuyên, hướng dẫn giúp học viên vượt qua khó khăn và phát triển tốt hơn trong các ý tưởng khởi nghiệp.

Một số hình ảnh tại lớp tập huấn

THỂ LỆ 

Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023

I. Mục đích và yêu cầu

1. Mục đích: 

Nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và viên chức. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa, chuyển đổi số, thương mại hóa hình thành các dự án khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.   

Tạo môi trường để học sinh, sinh viên (HSSV) và viên chức hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, giải pháp, dự án khởi nghiệp tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội. 

Tuyển chọn các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong HSSV, viên chức có chất lượng tốt tham gia các cuộc thi, hội thi cấp cao và hỗ trợ trong việc phát triển ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thành dự án khởi nghiệp.

Tìm kiếm và hỗ trợ ươm tạo các dự án, ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng của HSSV và viên chức. 

2. Yêu cầu:

Các đề án dự thi đảm bảo tính khả thi, tính sáng tạo và tuân thủ các quy định của Pháp luật.

II. Thời gian, địa điểm và đối tượng dự thi

1. Thời gian và địa điểm:

  • Nhận hồ sơ: từ ngày ra Thông báo cho đến hết ngày 30/08/2023.

  • Vòng sơ khảo: dự kiến ngày 9/2023

  • Ngày thi chung kết: dự kiến 10/2023

2. Đối tượng dự thi:

  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Tây Nguyên và các cơ sở giáo dục khác có quan tâm.

  • Viên chức đang công tác tại Trường Đại học Tây Nguyên.

  • Thí sinh có thể dự thi theo cá nhân hoặc nhóm (không quá 5 người) và có thể đăng ký tham gia nhiều ý tưởng, dự án. 

Lưu ý:Những ý tưởng, dự án khởi nghiệp đã đạt từ giải ba trở lên tại các cuộc thi, hội thi cấp tỉnh và tương đương không được tham gia Cuộc thi lần này.

III.  Lĩnh vực dự thi

Các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể từ 5 lĩnh vực sau đây: 

+ Công nghiệp, chế tạo sản phẩm;  

+ Nông, lâm, ngư nghiệp; 

+ Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính;  

+ Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; 

+ Kinh doanh tạo tác động xã hội; 

Ý tưởng, dự án tham dự cuộc thi cần có tính mới, có tính ứng dụng, có giá trị thực tiễn và không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả. Khuyến khích các ý tưởng có tính mới, hàm lượng khoa học cao, ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật.

IV. Quy định về bài dự thi

1. Hình thức:

Bài dự thi được trình bày bằng Tiếng Việt, đánh máy trên khổ A4, cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman. Nội dung trình bày (Hướng dẫn tại Phụ lục 01 đính kèm). 

2. Sản phẩm gửi kèm bài dự thi:

  • 01 bản thuyết minh dự án (Mô tả chi tiết trong Phụ lục số 01 đính kèm theo); 

  • 01 video clip  thuyết trình có độ dài không quá 03 phút (Mô tả chi tiết tại Phụ lục số 02 đính kèm);  Mẫu hồ sơ KN, ĐMST 2023 (Phụ lục 1,2)

Trung tâm ĐMST tỉnh Đắk Lắk