Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

I. Lịch sử hình thành và phát triển bộ môn

      Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Tây Nguyên, là một trong những đơn vị nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp của nhà trường. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, Bộ môn đảm nhận đào tạo bậc đại học và sau đại học chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y, đồng thời thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển chăn nuôi bền vững ở Tây Nguyên và cả nước.

       Bộ môn chú trọng gắn đào tạo với thực tiễn, đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, viện – trường và các trang trại, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập. Nhiều thế hệ cựu sinh viên của Khoa đã ra trường, có sự đóng góp về đào tạo của các Thầy- Cô giáo trong Bộ môn và các cựu sinh viên đã trưởng thành, hiện nay đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Nhà trường và các địa phương trong các tỉnh Tây Nguyên.

Lãnh đạo bộ môn các thời kỳ:

* Giai đoạn: 2002 - 2007

   Trưởng Bộ môn: TS.GVC Văn Tiến Dũng

* Giai đoạn: 2007 - 2012

   Trưởng Bộ môn: TS.GVC Trần Quang Hạnh.

* Giai đoạn: 2012 - 2017, 2017-2022

   Trưởng Bộ môn: ThS.GVC Nguyễn Mạnh Thuột

   Phó Bộ môn: ThS. GVC Trần Minh Đức

   * Giai đoạn: 2023- nay

P.Trưởng Bộ môn: ThS. GVC Nguyễn Đức Điện

II. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng:

      Bộ môn Chăn nuôi là đơn vị chuyên môn trực thuộc Khoa Nông nghiệp, có chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên và cả nước.

2. Nhiệm vụ:

  • Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực chăn nuôi cho các bậc đào tạo đại học và sau đại học;
  • Nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng Tây Nguyên;
  • Tổ chức hoạt động hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học;
  • Tham gia công tác tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi;
  • Hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Khoa và Nhà trường.

3. Hoạt động đào tạo

       Bộ môn Chăn nuôi hiện đảm nhiệm công tác đào tạo ở cả ba bậc: Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ, chuyên ngành Chăn nuôi. Chương trình đào tạo được xây dựng hiện đại, cập nhật theo định hướng ứng dụng, kết hợp lý thuyết với thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hội nhập. Sinh viên và học viên được tiếp cận với kiến thức chuyên sâu về di truyền – giống, dinh dưỡng, quản lý vật nuôi, an toàn sinh học, đồng thời tham gia nghiên cứu khoa học, thực tập nghề nghiệp tại các trang trại, doanh nghiệp và viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

       Bộ môn hiện tại đảm nhiệm các học phần: Chăn nuôi heo, vi sinh vật chăn nuôi, Giải phẫu động vật 1, Giải phẩu động vật 2, Chuồng trại chăn nuôi; Chăn nuôi Trâu-Bò, Chăn nuôi dê-cừu, Chăn nuôi gia cầm, Dinh dưỡng và thức ăn, Phương pháp thí nghiệm, Chăn nuôi thủy sản, Động vật học, Động vật rừng.

4. Nghiên cứu khoa học:

       Bộ môn Chăn nuôi chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất chăn nuôi tại khu vực Tây Nguyên. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm: cải tiến giống vật nuôi, dinh dưỡng và thức ăn, sinh lý sinh sản, chất lượng thịt, an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi bền vững. Bộ môn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp Trường, cấp tỉnh, cấp Bộ và hợp tác quốc tế, đồng thời chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến cơ sở sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và giá trị ngành chăn nuôi.

III. Lãnh đạo bộ môn 

ThS. NGUYỄN ĐỨC ĐIỆN

PHÓ TRƯỞNG BỘ MÔN

IV. Đội ngũ cán bộ viên chức của Bộ môn

STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH CHỨC VỤ ĐIỆN THOẠI EMAIL
1 Nguyễn Đức Điện 1984 Phó trưởng bộ môn 0986648718 nddien@ttn.edu.vn
2 Văn Tiến Dũng 1963 Giảng viên cao cấp 0914075140 vtdung@ttn.edu.vn
3 Trần Quang Hạnh   Phó Trưởng Khoa 0913421132 tqhanh@ttn.edu.vn
4 Võ Văn Hùng   Giảng viên   vvhung@ttn.edu.vn
5 Mai Thị Xoan 1986 Giảng viên chính 0962268547 mtxoan@ttn.edu.vn
6 Bùi Thị Như Linh 1982 Giảng viên chính 0986028181 btnlinh@ttn.edu.vn
7 Hồ Nguyễn Thị Huyền Trân 1988 Giảng viên   hnthtran@ttn.edu.vn
8 Trần Thị Liên 2000 Trợ giảng 0360325510 ttlien@ttn.edu.vn
9 Đàm Thị Thúy Hải 2000 Trợ giảng 0941239847 dtthai@ttn.edu.vn
10 Lê Hiểu Kiều 1998 Trợ giảng 0969896218 lhkieu@ttn.edu.vn
11 Nguyễn Thị Rí 1969 Kỹ thuật viên 0905510000 ntri@ttn.edu.vn
12 Trần Thị Thắm 1983 Kỹ thuật viên 0702537520 tranthitham@ttn.edu.vn
13 Ngô Thị Kim Chi 1984 Chuyên viên/ Trợ lý khoa 0988843947 ntkchi@ttn.edu.vn

V. Nghiên cứu khoa học

   1. GVC.TS. Văn Tiến Dũng                  - 02 ĐT cấp tỉnh – 02 cấp Bộ - 02 Dự án

   2. PGS.TS. Trần Quang Hạnh               - 02 ĐT cơ sở – 01 cấp Bộ - 01 Dự án quốc tế

   3. ThS. Lý Ngọc Tuyên                         - 01 đề tài cấp cơ sở

   4. ThS. Nguyễn Văn Lanh                    - 05 đề tài cấp cơ sở

   5. ThS. Nguyễn Đức Điện                     - 04 đề tài cơ sở.

VII. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học

   - Đào tạo:

   + Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở chăn nuôi thú y trong và ngoài tỉnh để gửi sinh viên đi thực tập nhằm giao lưu học hỏi kinh nghiệm thực tế tại cơ sở;

   + Tham gia giảng dạy đào tạo Sau đại học khi các địa phương trong và ngoài tỉnh có nhu cầu nâng cao trình độ;

   + Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên của Bộ môn nỗ lực phấn đấu học tập để làm NCS đạt học vị Tiến sĩ và phấn đấu thường xuyên để được phong hàm Phó GS hằng năm.

   - Nghiên cứu khoa học:

   + Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật với các cơ sở tại địa phương theo đơn đặt hàng;

VIII. Một số hoạt động nổi bật của Bộ môn

a. Hoạt động thực tập, thực tế

   - Hằng năm thường xuyên đưa sinh viên các lớp Cao đẳng, Đại học đến các cơ sở thực tập giáo trình, thực tập rèn nghề để nâng cao trình độ thực hành, thực tế của sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn để sinh viên ra trường có thể làm việc ngay tại cơ sở sản xuất.

b. Hoạt động khác

   - Phòng thí nghiệm của Bộ môn có thể làm thí nghiệm một số chỉ tiêu phục vụ cho nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học và học viên cao học chuyên ngành chăn nuôi.