Vinaora Nivo Slider 3.x

I. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 27 tháng 11 năm 2002 Khoa Mác - Lênin được thành lập theo Quyết định số 5807/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Bộ môn Mác - Lênin được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Đại học Tây Nguyên năm 1977.

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên ra Quyết định số 807/QĐ-ĐHTN-TCCB đổi tên Khoa Mác - Lênin thành Khoa Lý luận chính trị, đồng thời thành lập 03 Bộ môn thuộc Khoa, bao gồm: Bộ môn Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Phương pháp giảng dạy, và Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực hiện chủ bố trí lại cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Tây Nguyên, trên cơ sở tờ trình của khoa Lý luận chính trị, ngày 15 tháng 2 năm 2019, Hiệu trưởng Nhà trường ra Quyết định số 343/QĐ-ĐHTN-TCCB sáp nhập 02 Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phương pháp giảng dạy thành Bộ môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Theo Quyết định 1460/QĐ-ĐHTN ngày 24/8/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tâp thể cán bộ, giảng viên Bộ môn TT Hồ Chí Minh và Lịch sử  Đảng Cộng sản Việt Nam

II.  Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng

Quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong phạm vi Bộ môn, trực tiếp phụ trách ngành Giáo dục chính trị, giúp Lãnh đạo Khoa triển khai các nhiệm vụ đào tạo, hoạt động khoa học - công nghệ và các nhiệm vụ khác trong phạm vi quản lý của Khoa Lý luận chính trị.

2. Nhiệm vụ

Trực tiếp quản lý đào tạo ngành Giáo dục chính trị của Khoa Lý luận chính trị.

Giảng dạy học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho các lớp hệ đại học, cao đẳng trong toàn trường, các học phần thuộc phân môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phương pháp giảng dạy môn Triết học và Giáo dục công dân cho 2 ngành đào tạo của khoa (Triết học và Giáo dục chính trị); các học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho ngành Giáo dục chính trị; các học phần Lý luận chính trị, Lý luận chính trị 2 cho các lớp hệ liên thông.

Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo và các hoạt động phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Khoa, Nhà trường phân công.

III. Đội ngũ cán bộ, viên chức của Bộ môn

1. Lãnh đạo Bộ môn

 TS. Nguyễn Thị Khuyên

Trưởng Bộ môn

2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

STT

Họ và tên

Năm sinh

Học vị, chức vụ

Điện thoại, Email

1

Nguyễn Minh Hải

1979

Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Trưởng Khoa

nmhai@ttn.edu.vn

2

Nguyễn Thị Khuyên

1982

Thạc sĩ Lý luận và PPDH Giáo dục chính trị,  Tiến sĩ Triết học, Trưởng Bộ môn

ntkhuyen@ttn.edu.vn

3

Lại Thị Ngọc Hạnh

1984

Tiến sĩ, Chuyên ngành Hồ Chí Minh học

ltnhanh@ttn.edu.vn

4

Nguyễn Thị Tĩnh

1976

Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCS Việt Nam

nttinh@ttn.edu.vn

5

Nguyễn Khắc Trinh

1978

Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng CS Việt Nam

nktrinh@ttn.edu.vn

6

Đoàn Văn Kỳ

1966

Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

 dvky@ttn.edu.vn

7

Mai Thị Quế Trâm

1984

CN. Giáo dục chính trị, Trợ lý khoa

mtqtram@ttn.edu.vn

IV. Hoạt động đào tạo

- Chịu trách nhiệm trước Khoa trong việc quản lý ngành Giáo dục chính trị của Khoa Lý luận chính trị.

- Xây dựng chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị và tổ chức hoạt động đào tạo, cập nhật, đánh giá chương trình theo qui định.

- Giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên toàn Trường.

- Đảm nhiệm giảng dạy một số học phần chuyên ngành cho sinh viên hai ngành đào tạo (Giáo dục chính trị và Triết học) của Khoa Lý luận chính trị.

- Triển khai các hoạt động liên quan đến thực tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của ngành Giáo dục chính trị.

V. Nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn 2010 - 2019, Bộ môn đã triển khai 01 đề tài KHCN cấp Bộ, 05 đề tài KHCN cấp cơ sở của cán bộ, 02 đề tài KHCN cấp cơ sở của sinh viên, 30 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước.

Một số công trình nghiên cứu khoa học do các giảng viên của Bộ môn đã và đang thực hiện:

1. Phổ biến, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, đề tài KHCN cấp Bộ, TS. Nguyễn Văn Tuyên chủ trì, nghiệm thu năm 2011.

2.  Nguyễn Thị Tĩnh, Nguyễn Khắc Trinh và các đồng nghiệp khác trong Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên 40 xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2017 (Sách viết chung).

3. Thực trạng và đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở Vụ Bổn, huyện Krôngpắc, tỉnh Đắk Lắk, đề tài KHCN cấp cơ sở, ThS. Nguyễn Thị Khuyên chủ trì, nghiệm thu 3/2013. 

4. Tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Nùng tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, đề tài KHCN cấp cơ sở  (Đề tài sinh viên Ngô Minh Thu và Long Văn Sinh thực hiện, ThS. Nguyễn Minh Hải hướng dẫn), nghiệm thu 4/2013.  

5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào giải quyết vấn đề dân tộc ở huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk, giai đoạn hiện nay, đề tài KHCN cấp cơ sở, ThS. Nguyễn Minh Hải chủ trì, nghiệm thu 01/2014.

6. Vận dụng một số quan điểm phê phán, chống lại những luận điệu xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc giảng dạy ở Trường Đại học Tây Nguyên, đề tài KHCN cấp cơ sở, ThS. Lại Thị Ngọc Hạnh chủ trì, nghiệm thu 5/2014.

7. Giáo dục pháp luật ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay – Thực trạng và giải pháp, đề tài KHCN cấp cơ sở  (Đề tài sinh viên Hồ Thị Xuân Hương và Vi Văn Ký thực hiện, ThS. Nguyễn Thị Khuyên hướng dẫn), nghiệm thu 12/2017.  

8. Quá trình phát triển qui mô đào tạo và đội  ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên từ năm 1997 đến năm 2017, đề tài KHCN cấp cơ sở, ThS. Nguyễn Minh Hải chủ trì, nghiệm thu tháng12/2018. 

9. Nghiên cứu một số tác động của di dân tự do đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2004 đến năm 2010), Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, ThS. Nguyễn Khắc Trinh chủ trì,  năm 2011 - 2012.

10. Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng mô hình “Làng thanh niên lập nghiệp” ở huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở (Đại học Tây Nguyên), ThS. Nguyễn Khắc Trinh chủ trì, nghiệm thu năm 2013.

Ngoài ra, các giảng viên của Bộ môn còn tham gia viết bài cho các tạp chí chuyên ngành trong nước và các hội thảo khoa học các cấp

1. Nguyễn Thị Tĩnh, “Giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Tây Nguyên”, Tạp chí KH Trường Đại học Tây Nguyên, 2014

2. Nguyễn Khắc Trinh, “Khởi nghĩa giành chính quyền ở Đắk Lắk – Từ ngục tối đến hào quang cách mạng”, Kỷ yếu HTKH ĐHSPKT Tp HCM, 8/2015.

3. Nguyễn Minh Hải, “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, 2017.

4. Phạm Hoài Phương, “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach - Bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật cận đại”, Tạp chí KH Trường Đại học Tây Nguyên, 2018.

5. Lại Thị Ngọc Hạnh, “Phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số đặc biệt kỳ 1 tháng 9/2018, ISSN 1859-3917.

6. Lại Thị Ngọc Hạnh, “Giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội trên lập trường duy vật lịch sử - từ chủ nghĩa Mác-Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số đặc biệt tháng 12/2018, ISSN 1859-3917.

7. Nguyễn Thị Khuyên, “Hồ Chí Minh với việc vận dụng phép biện chứng duy vật”, Hội thảo quốc tế “Triết học C.Mác và Việt Nam: Lịch sử và hiện tại”, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2018.

VI. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Cập nhật và đánh giá chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Giáo dục chính trị, chú ý tăng cường kỹ năng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu công việc khi tốt nghiệp.

- Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hoạt động đào tạo.

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông.

- Nghiên cứu lịch sử giáo dục, văn hóa, xã hội vùng Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

- Nghiên cứu chính sách dân tộc, chính sách xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới.