Page 8 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 8

3

               nối để các nhà khoa học trong Khoa Sư phạm và CB của Nhà trường hợp tác với các tổ
               chức ngoài Trường để nghiên cứu về KHXH&NV ở Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây
               Nguyên nói chung. Đặc biệt là nghiên cứu về ngôn ngữ, tín ngưỡng và văn hóa của các
               dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên. Đến tháng 6/2019 Trung tâm KHXH&NV Tây

               Nguyên đưa về Trường quản lí. Tuy nhiên, Khoa và Trung tâm luôn kết hợp tổ chức các
               hoạt động NCKH.
               1.1.2. Khó khăn
                       CB viên chức của Khoa tham gia giảng dạy nhiều các học phần thuộc khối kiến
               thức giáo dục đại cương, mỗi người đảm nhận số tiết giảng dạy khá lớn nên không có
               nhiều thời gian để đầu tư, tham gia nhiều vào công tác NCKH. Mặt khác, CB viên chức

               trong Khoa mặc dù cùng bộ môn nhưng có trình độ chuyên môn thuộc các ngành, chuyên
               ngành khác nhau nên  khó khăn trong việc hợp tác NCKH. Chưa  xây dựng các nhóm
               nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh để triển khai các hoạt động NCKH.
                       Số CB viên chức của Khoa có độ tuổi còn trẻ rất cao. Tuy nhiên, vì còn trẻ nên chưa
               có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện đề tài khoa học, đặc biệt là đề tài khoa học cấp
               Bộ, Tỉnh. Chính vì thế, kéo theo công tác hướng dẫn sinh viên NCKH chưa nhiều.
                       Trung tâm KNSP thành lập 02/2019 nhân lực còn hạn chế (3 người), trong đó có 1
               CB đang đi học NCS, do đó việc triển khai các hoạt động NCKH còn nhiều khó khăn.

                       Sinh viên còn ngại tham gia NCKH.
               1.2. Đánh giá kết quả công tác KHCN VÀ QHQT giai đoạn 2016 – 2020
               1.2.1. Kết quả hoạt động Khoa học Công nghệ giai đoạn 2016 – 2020
                  a. Thực hiện đề tài, dự án và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2016 – 2020
                     - Chương trình, Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Bộ, Tỉnh và tương đương: 01.
                     - Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Bộ, Tỉnh và tương đương

                     + Đề tài KHCN cấp Nhà nước: 0.
                     + Đề tài cấp Bộ: 04.
                     + Đề tài cấp Tỉnh: 06.
                     - Đề tài cấp Cơ sở, Cơ sở trọng điểm của CB và sinh viên thực hiện
                     + Đề tài cấp Cơ sở CB: 18.
                     + Đề tài cấp Cơ sở sinh viên: 04.
                     - Dự án và Chuyển giao khoa học công nghệ: Không.

                     - Hoạt động Khoa học Công nghệ khác: Không.
                     Tham gia 02 đề tài cấp Nhà nước: Đề tài “Bảo tồn phát huy giá trị văn học dân tộc
               thiểu số Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (2017 − 2020)” do Trường Đại học
               Thái Nguyên chủ trì và đề tài “Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công
               tác dân tộc ở nước ta từ đổi mới đến nay” do Viện Dân tộc chủ trì.
                     - Kết quả ứng dụng vào thực tiễn của các hoạt động KHCN.

                     + Trong giai đoạn 2016-2020 các đề tà cấp Bộ, Tỉnh chủ yếu tập trung vào một số CB
               và đáp ứng  yêu cầu Nhà trường và địa phương. Nguyên nhân do nguồn kinh phí hạn chế,
               Khoa đa ngành các CB phụ trách mảng chuyên môn hẹp. Vì vậy các đề tài không phù hợp
               với thế mạnh nghiên cứu tại địa phương.
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13