TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH 11-11

TRỰC THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

1. Thông tin chung về Trường

1.1. Tên trường: Trường Mầm non Thực hành 11-11.

                       Loại hình: Trường công lập, tự chủ về tài chính.

1.2. Địa chỉ: Số 567 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (trong khuôn viên Trường Đại học Tây Nguyên).

1.3. Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Tây Nguyên, Bộ Giáo dục và đào tạo.

1.4. Quyết định thành lập

- Quyết định số 298/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Tây Nguyên.

- Quyết định số 8822/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về việc thành lập Trường Mầm non thực hành 11-11. Với loại hình trường học: Là trường công lập, tự chủ về tài chính.

          - Quyết định số 07/QĐ-PGDĐT ngày 15/01/2020 của Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Buôn Ma Thuột về việc cho phép hoạt động giáo dục đối với Trường Mầm non Thực hành 11-11.

1.5. Chức năng, nhiệm vụ

1.5.1. Chức năng

- Thực hiện chăm sóc và giáo dục với chất lượng cao cho trẻ 18 tháng đến 72 tháng tuổi trên địa bàn, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường tiểu học.

- Xây dựng trường mầm non có quy mô từ 350 - 400 trẻ/năm, đạt chuẩn Quốc gia và từng bước xây dựng mô hình mẫu tiên tiến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và trong khu vực.

- Trường Mầm non Thực hành 11 - 11 là cơ sở thực hành giảng dạy, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục mầm non vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ cho giảng viên, sinh viên đang theo học và nghiên cứu về lĩnh vực Giáo dục mầm non tại Trường Đại học Tây Nguyên.

1.5.2. Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động  nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em  theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu nhiệm vụ của Trường Đại học Tây Nguyên, Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Về tổ chức và hoạt động

     Mô hình, cơ cấu tổ chức của Trường Mầm non Thực hành 11-11 khá tương đồng với các trường công lập khác trong hệ thông giáo dục nói chung, gồm: Ban giám hiệu, các tổ bộ môn, số lượng giáo viên từng nhóm lớp về cơ bản được bố trí theo quy định chung. Bên cạnh mảng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, Trường Mầm non Thực hành 11-11 còn là cơ sở thực hành giảng dạy, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục mầm non vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ cho giảng viên, sinh viên đang theo học và nghiên cứu về lĩnh vực Giáo dục mầm non tại Trường Đại học Tây Nguyên.

     Trường Mầm non Thực hành 11-11 trực thuộc Trường Đại học Tây Nguyên chịu sự quản lí toàn diện về nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính; chịu sự quản lí nhà nước của Trường Đại học Tây Nguyên và chịu sự quản lí chuyên môn của Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Buôn Ma Thuột.

     Trường được Phòng Giáo dục và đào tạo TP. Buôn Ma Thuột cấp phép hoạt động ngày 15/01/2020, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên các hoạt động giáo dục của Trường mới được bắt đầu từ tháng 05/2020.

          Trường gồm có 02 tổ: Tổ chuyên môn và tổ văn phòng

          - Tổ chuyên môn gồm có 11 giáo viên và 01 P. Hiệu trưởng (Nguyễn Phụng Trúc Giang: tổ trưởng).

          - Tổ Văn phòng gồm có 05 thành viên (Trần Thị Thùy Trang: tổ trưởng)

          - Bảo vệ: 02 (Vệ sĩ Tuấn Ngọc).

3. Về quy mô trẻ, đội ngũ giáo viên, nhân viên

3.1. Về quy mô trẻ

          Năm học 2019 – 2020 Trường hoạt động được 03 tháng với quy mô 60 trẻ và được biên chế thành 03 lớp.

          Năm học 2020 – 2021, Trường tuyển sinh được 130 trẻ mới và được biên chế thành 05 lớp. Cụ thể:

STT

LỚP

SỐ TRẺ

GHI CHÚ

1

Búp Non

34

 

2

Mầm 2

36

 

3

Mầm 1

44

 

5

Chồi

44

 

6

32

 

Tổng số

190

 

3.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên   

STT

Họ và tên

Chức vụ

Trình độ

Ghi chú

1

Trần Thị Thùy Trang

Phụ trách chung

Thạc sĩ

 

2

Nguyễn Phụng Trúc Giang

Phó Hiệu trưởng

Cử nhân

 

3

Chu Thị Linh

Giáo viên

Cử nhân

 

4

Đỗ Quyên

Giáo viên

Cử nhân

 

5

Lê Thị Quỳnh Nhi

Giáo viên

Cử nhân

 

6

Phạm Thị Kim Linh

Giáo viên

Cử nhân

 

7

Phạm Đinh Ngọc Ánh

Giáo viên

Cử nhân

 

8

Đỗ Thị Thúy Ái

Giáo viên

Cử nhân

 

9

Nguyễn Thị Nhàn

Giáo viên

Cử nhân

 

10

Nguyễn Thị Mỹ Nga

Giáo viên

Cử nhân

 

11

Từ Thị Kim Liên

Giáo viên

Cử nhân

 

12

Lê Thị Mỹ Duyên

Giáo viên

Cử nhân

 

13

Lê Thị Trang

Giáo viên phụ lớp

Trung cấp

 

14

Ngô Thị Hà

Kế toán

Cử nhân

 

15

Trần Thị Tuyết Oanh

Y tế

Cử nhân

 

16

Vũ Thị Khánh Trâm

Cấp dưỡng

Trung cấp

 

17

Nguyễn Thị Thu Diễm

Cấp dưỡng

Trung cấp

 

          Tổng giáo viên của Trường hiện nay là: 11 giáo viên, 100% giáo viên chính có trình độ đại học (trên chuẩn). 01 giáo viên phụ lớp có trình độ Trung cấp.

4. Về cơ sở vật chất

Trường được xây dựng với quy mô diện tích 6.006m2, bình quân 40,04m2/trẻ (theo quy định của Điều lệ Trường mầm non là ở thành phố là 8m2/trẻ, ở nông thôn là 12m2/trẻ) . Phòng học rộng rãi, thoáng mát với ánh sáng tự nhiên. Mỗi phòng học đều được trang bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hiện đại có tính giáo dục cao và đảm bảo an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, trong khuôn viên Trường Đại học Tây Nguyên có nhiều môi trường cho trẻ quan sát, trải nghiệm.

Nhà trường được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu hiện đại, có nối mạng Internet, có lắp đặt hệ thống camera đầy đủ.

Khu vực vui chơi bên ngoài rộng rãi, nhiều khu vực vui chơi với đồ chơi phù hợp với các độ tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ, có diện tích đất để cho trẻ tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây,…

TT

CSVC

Số lượng

Diện tích (m2)

Mức độ sử dụng

1

Phòng học

03

169

Thường xuyên

2

Phòng học

02

208

Thường xuyên

3

Phòng đa chức năng

03

68.1

Thường xuyên

4

Phòng Y tế

01

21.5

Thường xuyên

5

Nhà ăn

01

152.2

Thường xuyên

6

Phòng họp

01

54.8

Thường xuyên

7

Phòng Hành chính

01

26.8

Thường xuyên

8

Phòng Hiệu trưởng

01

22

Thường xuyên

9

Phòng P.Hiệu trưởng

01

22

Thường xuyên

10

Phòng nhân viên

01

26.8

Thường xuyên

11

Nhà bảo vệ

01

10

Thường xuyên

12

Nhà để xe

01

36

Thường xuyên

13

Sảnh đón

02

80

Thường xuyên

14

Khu vui chơi ngoài

04

 

Thường xuyên

4. Hoạt động chuyên môn

Chương trình học

Chương trình học chính theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các cháu được vui chơi, học tập, ăn ngủ và sinh hoạt theo thời gian biểu hợp lý bảo đảm sự linh hoạt, mềm dẻo đáp ứng các nhu cầu của trẻ đang trong thời kỳ lớn lên và phát triển. Cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, giữa hoạt động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung cả lớp, hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân đảm bảo cho mọi trẻ đều được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ.

Chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ nhà trẻ:

- Với phương chăm “chăm sóc, giáo dục bằng tình yêu thương”, “Mỗi lớp học là một gia đình, mỗi cô giáo là một mẹ hiền”, trẻ cảm thấy yên tâm và hạnh phúc khi đến lớp.

- Đồ dùng đồ chơi được trang bị đầy đủ, phù hợp với lứa tuổi trẻ, đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển toàn diện qua “ hoạt động với đồ vật” là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi nhà trẻ.

- Hoạt động ngoài giờ học: Trẻ được tập vận động, chơi trong nhà và ngoài trời, được xem tranh và nghe kể chuyện theo tranh, được nghe và học các bài hát, bản nhạc, bài thơ, bài đồng dao, ca dao đơn giản, gần gũi, trẻ được tập tô màu, tập vẽ, được tham gia các hoạt động luyện tập các giác quan, phối hợp các giác quan và các hoạt động chơi - tập giúp trẻ nhận biết đồ dùng, sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh gần gũi, thân thuộc đối với trẻ.

- Giáo dục lễ giáo: Thông qua các hoạt động kết hợp với giao tiếp giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và những thói quen tốt.

Chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo:

Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi.

Nhà trường trang bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng để đảm bảo trẻ phát triển tư duy, kỹ năng và tình cảm xã hội qua hoạt động vui chơi.

- Học mà chơi, chơi mà học: Hoạt động học được tổ chức lòng ghép, tích hợp các hoạt động tạo giờ học nhẹ nhàng, hứng thú phát huy tính chủ động, tích cực tham gia của tất cả trẻ trong lớp.

- Hoạt động phát triển vận động: Đồ chơi vận động được trang bị đa dạng, khoa học, an toàn, đảm bảo trẻ phát triển đồng bộ giữa phát triển thể chất và phát triển kỹ năng vận động.

- Thư viện sách truyện: Ngoài giờ học, trẻ còn được làm quen với việc đọc, sử dụng sách, truyện và phát triển ngôn ngữ qua việc nghe kể truyện và đọc truyện theo tranh ảnh.

- Góc học tập: là nơi trẻ làm quen với các khái niệm sơ đẳng về toán học, về môi trường xung quanh trẻ ngoài giờ học.

- Góc khám phá khoa học: Là nơi trẻ hứng thú tham gia vào thực hiện các thí nghiệm, trò chơi khám phá khoa học và giải thích về các hiện tượng, sự vật, sự việc trong thế giới xung quanh gần vũi với trẻ.

- Hoạt động phát triển tình cảm – thẩm mỹ: Ngoài giờ học trên lớp, trẻ cùng các bạn tham gia các hoạt động nghệ thuật mà mình thích như: bé làm ca sĩ, họa sĩ tài ba, giúp trẻ cảm nhận cái đẹp và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo trong các hoạt động tạo hình và âm nhạc

- Hoạt động lớp năng khiếu: Các lớp học Earobic, vẽ, tiếng anh là nơi mà trẻ thể hiện năng khiếu, sở thích đặc biệt của bản thân.

- Hoạt động ngoại khóa: Hoạt động tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế được nhà trường thực hiện thường xuyên nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và kiến thức thực tế ngoài lớp học.

Các hoạt động trên được thực hiện thông qua các giờ học mang tính tích hợp và các giờ chơi trong nhà, ngoài trời nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện chuẩn bị tâm thế cho trẻ học tập tốt ở trường tiểu học.

Các kết quả trẻ sẽ đạt được cuối tuổi mẫu giáo:

- Trẻ biết điều gì đúng, điều gì sai và làm theo điều đúng.

- Có mối quan hệ và biết chia sẻ với trẻ khác, cảm thấy dễ chịu và vui vẻ với bản thân mình.

- Ham hiểu biết và thích khám phá về bản thân, thế giới xung quanh.

- Nhận ra và phân loại các đối tượng quen thuộc theo hình dạng, kích thước, màu sắc, chức năng, cấu tạo và các đặc điểm nổi bật khác, có khái niệm về số trong phạm vi 10 hoặc lớn hơn, nhận ra các mối quan hệ.

- Biết lắng nghe và biết nói lên suy nghĩ, xúc cảm - tình cảm và sự hiểu biết của mình.

- Trẻ có những biểu hiện sáng tạo trong hát, múa, vẽ, nặn, cắt, xé, dán, chắp ghép, kể chuyện, đóng kịch... Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và hoạt động vui chơi.

- Thích đi học và chuẩn bị sẵn sàng tâm thế và kĩ năng học tập ở trường Tiểu học.


 

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

  • Lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn và định hướng cho trẻ, nhằm khuyến khích trẻ phát triển;
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho trẻ;
  • Sự nhận biết được giá trị của bản thân, gia đình và cộng đồng,
  • Các kĩ năng giao tiếp với xã hội bên ngoài, 
  • Các kĩ năng sống để tự lập và tự định hướng,
  • Niềm đam mê và vui thích trong học tập.