Giới thiệu

0
0
0
s2sdefault

Các chuyên ngành đào tạo khoa Chăn Nuôi Thú Y

0
0
0
s2sdefault
0
0
0
s2sdefault
                 
TS. GVC Nguyễn Thị Oanh (Trưởng khoa) PGS.TS. GVCC Nguyễn Văn Diên (Trưởng khoa) PGS.TS. GVCC Trần Quang Hạnh (P.TK PTC)              
                 
TS. GVC Trương Tấn Khanh (P.Trưởng khoa PGS.TS GVCC Nguyễn Văn Diên PGS.TS. GVCC Văn Tiến Dũng (P.Trưởng khoa) ThS. GVC Lê Anh Dương (P.Trưởng khoa)            
0
0
0
s2sdefault
0
0
0
s2sdefault

I. Lịch sử hình thành và phát triển

   Khoa Chăn nuôi Thú y được hình thành năm 1977 cùng với việc thành lập trường Đại học Tây Nguyên. Từ năm 1977 đến năm 2007, ngành Chăn nuôi và Thú y sinh hoạt trong cùng khoa Nông nghiệp, sau đó được đổi tên là khoa Nông Lâm nghiệp.

   Ngày thành lập: Ngày 18 tháng 01 năm 2007, Khoa Chăn nuôi Thú y chính thức được thành lập theo Quyết định số 61/QĐ-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên.

   Địa chỉ: Khoa Chăn nuôi Thú y. Trường Đại học Tây Nguyên – Số 567 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

   Số điện thoại: 0262.3825496

II. Chức năng và nhiệm vụ

1. Chức năng

   Khoa Chăn nuôi Thú y có chức năng đào tạo sinh viên ngành Chăn nuôi và ngành Thú y với các cấp học khác nhau: Cao đẳng Chăn nuôi, Đại học Chăn nuôi và Đại học Thú y, Cao học Chăn nuôi và Cao học thú y.

   Khoa Chăn nuôi Thú y còn có chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thuộc ngành Chăn nuôi và ngành Thú y.

2. Nhiệm vụ

   - Đào tạo: Khoa Chăn nuôi Thú y làm nhiệm vụ đào tạo sinh viên các ngành Chăn nuôi và Thú y nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên và trên toàn quốc.

   - Nghiên cứu khoa học: khoa CNTY đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp Bộ, cấp Tỉnh, và cấp Cơ sở cùng các dự án với các nội dung liên quan đến nhu cầu sản xuất, chuyển giao, phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

   - Chuyển giao tiến bộ khoa học: khoa cũng đã và đang thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học trong chăn nuôi và thú y đến các địa phương tại Tây Nguyên thông qua các đề tài, dự án trong nước và quốc tế.

III. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo đơn vị:

   
ThS. Lê Anh Dương
P. Trưởng khoa


PGS.TS. Trần Quang Hạnh
P. Trưởng khoa

2. Trợ lý:

   - KS. Ngô Thị Kim Chi

   - CN. Bùi Thị Thanh

3. Lãnh đạo các bộ môn:

   - Bộ môn sinh học vật nuôi:

   Trưởng bộ môn: TS. Phạm Thế Huệ

   Phó trưởng bộ môn: TS. Vũ Tiến Quang

   - Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa:

   Trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Mạnh Thuột

   Phó trưởng bộ môn: ThS. Trần Minh Đức

   - Bộ môn Nội – Nhiễm

   Trưởng bộ môn: ThS. Lê Anh Dương

   - Bộ môn Ngoại – Sản – Ký sinh

   Trưởng bộ môn: ThS. Lương Huỳnh Việt Thắng

   - Bộ môn Cơ sở thú y

   Trưởng bộ môn: TS. Đinh Nam Lâm

IV. Phân công nhiệm vụ

   1. Lãnh đạo đơn vị:

   - Trưởng khoa: phụ trách chung, nhân sự và đào tạo.

   - Phó trưởng khoa: PGS.TS Trần Quang Hạnh: phụ trách nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học.

   - Phó trưởng khoa: ThS. Lê Anh Dương: phụ trách sinh viên và cơ sở vật chất.

   2. Trợ lý:

   - KS. Ngô Thị Kim Chi: phụ trách đào tạo đại học hệ chính quy, sau đại học và nghiên cứu khoa học.

   - CN. Bùi Thị Thanh: phụ trách đào tạo đại học hệ VLVH và văn thư khoa

3. Lãnh đạo các bộ môn:

   - Bộ môn sinh học vật nuôi:

   Trưởng bộ môn: TS. Phạm Thế Huệ

   Phó trưởng bộ môn: TS. Vũ Tiến Quang

   Tổ chức, quản lý và sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn. Bộ môn phụ trách các học phần như sinh lý động vật, giải phẫu động vật, tổ chức phôi thai, sinh hóa động vật…

   - Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa:

   Trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Mạnh Thuột

   Phó trưởng bộ môn: ThS. Trần Minh Đức

   Tổ chức, quản lý và sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn. Bộ môn phụ trách các học phần chăn nuôi chuyên khoa như chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm, dinh dưỡng và thức ăn…

   - Bộ môn Nội – Nhiễm

   Trưởng bộ môn: ThS. Lê Anh Dương

   Tổ chức, quản lý và sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn. Bộ môn phụ trách các học phần như bệnh nội khoa thú y, bệnh truyền nhiễm thú y, kiểm nghiệm sản phẩm động vật, luật thú y, dịch tễ học thú y…

   - Bộ môn Ngoại – Sản – Ký sinh

   Trưởng bộ môn: ThS. Lương Huỳnh Việt Thắng

   Tổ chức, quản lý và sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn. Bộ môn phụ trách các học phần như sinh sản vật nuôi, bệnh ký sinh trùng thú y, ngoại khoa thú y…

   Tổ chức, điều hành hoạt động của trạm xá thú y.

   - Bộ môn Cơ sở thú y

   Trưởng bộ môn: TS. Đinh Nam Lâm

   Tổ chức, quản lý và sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn. Bộ môn phụ trách các học phần như dược lý học thú y, độc chất thú y, sinh lý bệnh thú y, giải phẫu bệnh thú y, vệ sinh thú y…

V. Đội ngũ cán bộ viên chức

   - Số lượng cán bộ: 35

   - Trình độ đào tạo:

      PGS.TS: 4; TS: 7; ThS: 17; ĐH: 7

VI. Các chuyên ngành đào tạo

   - Đại học: Chăn nuôi; Thú y

   - Cao đẳng: Chăn nuôi

   - Liên thông: Chăn nuôi; Thú y

   - Vừa làm vừa học: Chăn nuôi; Thú y

   - Sau đại học: Chăn nuôi; Thú y

VII. Nghiên cứu khoa học

   - Số lượng đề tài: 122

   - Dự án quốc tế: 7

   - Cấp nhà nước:

   - Cấp bộ: 31

   - Cấp tỉnh: 6

   - Cấp cơ sở: 90

0
0
0
s2sdefault