Giới thiệu

0
0
0
s2sdefault

Các chuyên ngành đào tạo khoa LLCT

0
0
0
s2sdefault
0
0
0
s2sdefault

TS. Nguyễn Minh Hải
Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa

ThS. Vũ Thị Việt Anh
PBT Chi bộ, Phó Trưởng khoa

0
0
0
s2sdefault
0
0
0
s2sdefault

Địa chỉ liên hệ: Số 567 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tầng 5, Nhà Điều hành Trung tâm.

Điện thoại: 0262.3812.591

1. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

   Ngày 11-11-1977, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 298/CP thành lập Trường Đại học Tây Nguyên. Bộ môn Mác - Lênin được thành lập cùng với sự ra đời của Nhà trường, có nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin cho sinh viên toàn trường.

   Ngày 27 tháng 11 năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 5807/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học Tây Nguyên.

   Năm 2004, Khoa Mác - Lênin được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo đại học hệ chính qui - ngành Giáo dục chính trị. Năm 2007, Khoa được phép mở thêm ngành Cử nhân Triết học hệ chính qui.

   Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên ra Quyết định số 807/QĐ-ĐHTN-TCCB, đổi tên Khoa Mác - Lênin thành Khoa Lý luận chính trị.

   Hiện tại Khoa có 02 Bộ môn: Bộ môn Chủ nghĩa Mác-Lênin và Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

   Ban chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ:

STT

HỌ VÀ TÊN

THỜI GIAN

TRƯỞNG BỘ MÔN/KHOA

1

ThS. Bùi Xuân Chất

1977-1994

2

TS. Nguyễn Khánh Mậu

1994-1998

3

TS. Bùi Thanh Quang

1998-2002

4

ThS. Lê Thị Thanh Hiếu

2002-2008

5

TS. Nguyễn Văn Tuyên

2008-2012

6

ThS. Trần Khải Định

2012-2018

7

TS. Nguyễn Thị Tĩnh

2018 - 5/2021

8

TS. Nguyễn Minh Hải

11/2021

PHÓ TRƯỞNG BỘ MÔN/KHOA

1

TS. Ngô Minh Oanh  

1984-1986

2

TS. Bùi Thanh Quang

1994-1998

3

ThS. Nguyễn Thị Kim Hoa

1998-2012

4

TS. Phạm Ngọc Đại

2011-2015

5

TS. Nguyễn Thị Tĩnh

2012-2018

6

TS. Nguyễn Khắc Trinh

6/2017-6/2022

7

TS. Nguyễn Minh Hải (PTC)

3/2021-10/2021

8

ThS. Vũ Thị Việt Anh

11/2022

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHIỆM KỲ 2021 - 2026

   2.1. Lãnh đạo Khoa

TS. Nguyễn Minh Hải
Bí thư Chi bộ,

Trưởng khoa

ThS. Vũ Thị Việt Anh
PBT Chi bộ, 

Phó Trưởng khoa

   2.2. Trợ lý khoa

STT

HỌ VÀ TÊN

PHỤ TRÁCH

1

CN. Mai Thị Quế Trâm

Đào tạo; Văn thư hành chính; mời giảng

2

ThS. Nguyễn Quang Dương  NCKH; công tác sinh viên; đảm bảo CLGD

   2.3. Các Bộ môn

STT

TÊN BỘ MÔN

TRƯỞNG, PHÓ BỘ MÔN

1

Chủ nghĩa Mác-Lênin 

TS. Phạm Phương Anh - Phó Trưởng Bộ môn (PTC từ 01/2023)

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

TS. Nguyễn Thị Khuyên - Trưởng Bộ môn

Cán bộ viên chức của Khoa Lý luận chính trị

Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên chụp ảnh cùng cán bộ chủ chốt của Khoa Lý luận chính trị

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

3.1. Chức năng

Quản lý hành chính và chuyên môn, giúp Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành Lý luận chính trị, phục vụ cộng đồng và một số hoạt động khác.

3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo toàn khoá, từng năm học.

- Tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo của khoa; đề xuất ý kiến để bổ sung hoàn chỉnh mục tiêu đào tạo theo ngành học; triển khai nghiên cứu khoa học theo kế hoạch. Quản lý chuyên môn và chất lượng đào tạo theo quy định của nhà trường.

- Tổ chức, chỉ đạo các bộ môn hoạt động chuyên môn.

- Quản lý đội ngũ cán bộ viên chức trong khoa; xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ viên chức; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ viên chức và học sinh sinh viên; phối hợp cùng các phòng, ban chức năng thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đối với cán bộ viên chức và sinh viên trong khoa.

- Phối hợp với Hội đồng tuyển sinh thực hiện công tác tuyển sinh hằng năm.

- Phối hợp đề xuất mở ngành học, bậc học mới và đề xuất dừng tuyển sinh các ngành học không còn nhu cầu.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

4. NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

4.1. Ngành Giáo dục chính trị (Political Education)

- Mã ngành: 7140205

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Hình thức tuyển sinh: Thực hiện theo quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Chính trị có thể có được các vị trí làm việc như:

+ Làm giáo viên môn Giáo dục công dân ở các cấp học phổ thông; Giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, Lịch sử ĐCS Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở học viện, trường đại học, cao đẳng; Giảng viên các Trường Chính trị cấp tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố, thị xã, các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề …

+ Nghiên cứu viên ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu…; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, ban ngành, trong lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước…

+ Khả năng học tập, nâng cao trình độ: Đủ điều kiện tham dự các khóa đào sau đại học các ngành lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng, quản lý hành chính nhà nước...  và các chuyên ngành thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn…

4.2. Triết học (Philosophy)

- Mã ngành: 7229001

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Hình thức tuyển sinh: Thực hiện theo quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Những người tốt nghiệp ngành Triết học có thể có vị trí làm việc ở các lĩnh vực như:

+ Giảng dạy, nghiên cứu khoa học triết học và các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; Giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thị xã…

+ Nghiên cứu viên ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu…; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, ban ngành, trong lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước…

+ Khả năng học tập, nâng cao trình độ: Tiếp tục theo học các khóa đào tạo trình độ sau đại học để trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Lịch sử triết học, Lôgic học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Mỹ học, Đạo đức học, Tôn giáo học; có thể tiếp tục nghiên cứu ở một số ngành khoa học tự nhiên và xã hội…

0
0
0
s2sdefault